Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Tranh kính màu- Nghệ thuật của sự tinh tế.


Nghệ thuật này bắt nguồn từ Châu Âu trường phái cổ điển (stained glass) từ thế kỷ 19 với phương thức chế tác tỉ mỉ, chăm chút thủ công từng chi tiết một với 360 loại kính màu, trong đó có 24 màu chuẩn. Mỗi họa tiết màu trên tranh hay hoa văn đều được cắt mảnh kính đúng với hình thể và có màu tương ứng. Từng mảnh kính ghép lại với nhau bằng những ron chì to hay nhỏ tùy thuộc vào đường nét của tranh vẽ..
Nghệ thuật này bắt nguồn từ Châu Âu trường phái cổ điển (stained glass) từ thế kỷ 19 với phương thức chế tác tỉ mỉ, chăm chút thủ công từng chi tiết một với 360 loại kính màu, trong đó có 24 màu chuẩn. Mỗi họa tiết màu trên tranh hay hoa văn đều được cắt mảnh kính đúng với hình thể và có màu tương ứng. Từng mảnh kính ghép lại với nhau bằng những ron chì to hay nhỏ tùy thuộc vào đường nét của tranh vẽ..
Từ xa xưa, những nhà thờ cổ đã dùng tranh kính  màu để làm cửa sổ, vừa có thể trang trí, vừa có thể tạo ra ánh sáng lung linh, huyền ảo.
Ngày nay, tranh kính màu được áp dụng để trang trí nội thất như làm vách ngăn, bức bình phong, cửa sổ, cửa đi, trần phòng, kệ tủ, viền gương soi; hoặc chế tác các loại đèn ngủ, đèn lồng, áp tường... . Dường như màu của tranh kính trở nên vĩnh cửu với trường phái chế tác này vì được pha trực tiếp khi đang nấu đúc thủy tinh
Trường phái làm tranh kính cổ điển rất cần sự tinh tế và tỉ mỉ với thời gian rất lâu nên rất hiếm và đắc tiền, cũng không phù hợp với nội thất hiện đại của những ngôi nhà nhỏ trong thành phố nữa mà chỉ được dùng để trang trí cho những công trình kiến trúc lớn.
Với kinh phí thấp hơn, những người yêu thích sản phẩm nghệ thuật này đã chọn sản phẩm kính màu với trường phái thứ 2, đó là Glass Painting ( tranh vẽ trên kính), được các nghệ nhận tạo ra bằng cách dùng keo resin màu đen để "vẽ" những họa tiết - thể hiện hình ảnh. Sau đó, đổ men màu lên kính để "nhuộm" sắc cho tranh theo từng tiểu tiết với các tông màu tương hợp bản mẫu. Phương thức làm này tiết kiệm thời gian và công sức hơn cách cổ điển nhưng cũng không kém phần cầu kì. Với cách làm này người nghệ nhân có thể chế tác tranh với những đường nét cầu kì uyển chuyển hơn phương thức ghép kính cổ nhưng có một khuyết điểm nhỏ là màu của thủy tinh sẽ bị phai theo thời gian vì chỉ được phủ men lên trên 
Nhưng nhìn chung trường phái tranh kính nào cũng mang lại cho những người yêu nghệ thuật những bức tranh tuyệt tác của sự khéo tay và tỉ mỉ.
Tranh Kinh ( Theo Tranh Kinh Viet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét