Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tháp Eximbank biểu tượng sức mạnh vươn lên

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa tiến hành ký kết hợp đồng dự án tháp Eximbank với Công ty Tư vấn quản lý dự án  - Giám sát Tunner và Công ty Tư vấn thiết kế Nikken Sekkei. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 150 triệu USD sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm 2016, đầu năm 2017 và đây sẽ là hội sở Eximbank. 

Tượng trưng sức mạnh Eximbank
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cho biết đến nay Eximbank đã trải qua 23 năm phát triển với vốn chủ sở hữu lên đến 15.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 182.000 tỷ đồng (tương đương gần 8 tỷ USD); có mạng lưới hoạt động trên 200 chi nhánh và phòng giao dịch với lực lượng cán bộ công nhân viên 5.800 người.
Hội sở chính của Eximbank hiện nay đặt tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TPHCM. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh về quy mô cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay, Eximbank thấy rằng cần thiết phải có một cơ sở hoạt động ngang tầm với quy mô cũng như vị trí của ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam cũng như khu vực.

Lễ ký kết hợp đồng dự án Tháp Eximbank. 

Sau gần 1 năm đàm phán dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn trong ngành, Eximbank đã lựa chọn Công ty Tư vấn thiết kế Nikken Sekkei. Đây là một tên tuổi lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên thị trường thiết kế, kien truc thế giới.
Ngoài ra, Eximbank cũng chọn nhà tư vấn quản lý dự án là Công ty Tunner - một trong những công ty quản lý dự án lừng lẫy trên thị trường Hòa Kỳ cũng như thế giới. “Đó là những nhà tư vấn mà chúng tôi đặt rất nhiều kỳ vọng và niềm tin vào tòa tháp này.
Chúng tôi hy vọng trong khoảng 4-5 năm nữa Eximbank sẽ có một tòa tháp cao ở TPHCM, tượng trưng cho sức mạnh vươn lên của một ngân hàng có bề dày truyền thống trên 23 năm” - ông Phước chia sẻ.
Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank, chia sẻ: “Tôi mong rằng đây là chung kết của giai đoạn 1 để triển khai bắt đầu giai đoạn 2 chuẩn bị phần thi công triển khai dự án. Theo kế, hoạch dự án sẽ khởi công vào đầu quý III-2013 và sẽ hoàn thành sau 48 tháng.
Như vậy năm 2017 chúng ta sẽ có tòa tháp Eximbank hiện đại nhất Việt Nam. Thời điểm đó sẽ đánh dấu sự phát triển trưởng thành vượt bậc của Eximbank. Mong rằng tới đây Eximbank sẽ chọn được nhà thầu thi công dự án tốt nhất để hoàn thành đúng thời hạn, tiến độ, chất lượng với sự an toàn cao”.
Điểm nhấn kiến trúc TPHCM
Phối cảnh Tháp Eximbank. 

Ông Akihiko HaMaDa, Giám đốc điều hành cấp cao Nikken Sekkei, cho biết Nikken được chọn thực hiện dự án này từ một cuộc thi thiết kế tổ chức vào tháng 4 vừa qua. Kể từ đó, Eximbank và Nikken Sekkei đã cùng phát triển phương án thiết kế ý tưởng thông qua nhiều phiên báo cáo thuyết trình và đã hoàn tất thiết kế ý tưởng.
Với chiều cao 163m, tòa tháp Eximbank sẽ nằm trong những tòa nhà cao nhất TPHCM, với 40 tầng và hơn 60.000m2 sàn.  Các tầng bên dưới là nơi bố trí không gian trụ sở ngân hàng, các tầng trên là căn hộ cao cấp. Thiết kế phần mặt tiền của tòa nhà được cấu thành bởi các khung lớn bằng đá xếp chồng lên nhau và liên tục hoán đổi vị trí khi dần lên cao.
Thiết kế này nhằm xác lập hình ảnh vững chãi, an toàn và tin cậy, song hành cùng sự lớn mạnh và thịnh vượng, cũng chính là các hình ảnh cơ bản mà một tòa nhà ngân hàng cần có.
Các hệ thống cửa sổ được lùi vào trong so với hệ thống tường ngoài để tạo không gian cho các ban công, nơi bố trí không gian trồng hoa và cây xanh, hình thành các mảng xanh bất tận tượng trưng cho sức sống và sự thịnh vượng của TPHCM.
Ngoài ra, công trình này còn là mô hình kiểu mẫu, tiên phong cho xu hướng kiến trúc xanh, với rất nhiều kỹ thuật và thiết kế thân thiện với môi trường được giới thiệu và áp dụng.
“Chúng tôi đã tuyển chọn các chi nhánh tại Việt Nam của các công ty tư vấn nổi tiếng thế giới để hỗ trợ phần tư vấn địa phương trong dự án này.
Hiện tại chúng tôi vừa chuyển sang giai đoạn thiết kế sơ bộ và theo kế hoạch, việc thi công sẽ được bắt đầu triển khai vào mùa hè năm sau. Với sự thấu hiểu, hỗ trợ và cộng tác của các ngài, chúng tôi cam kết sẽ toàn tâm toàn ý thực hiện dịch vụ để đảm bảo thành công cho dự án” - ông Akihiko HaMaDa cho biết.
Ông Antizoulis Dimitrios, Tổng giám đốc Turner Việt Nam, cho biết Turner đã quản lý một số dự án nổi tiếng nhất của thế giới và đã làm việc với các đơn vị thiết kế kiến trúc và kỹ thuật nổi tiếng.
“Chúng tôi rất hân hạnh nói rằng Eximbank đã có một quyết định rất đúng đắn trong việc lựa chọn đội ngũ tư vấn thiết kế mà Nikken Sekkei là đơn vị tư vấn thiết kế chính. Chúng tôi tự tin rằng đây sẽ là một trong những dự án tốt nhất và thành công nhất tại Việt Nam”.
Lãnh đạo Eximbank kỳ vọng, tòa tháp này vừa mang dáng dấp hiện đại nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc, không chỉ công trình quy mô lớn, trở thành điểm nhấn kiến trúc của TPHCM mà còn thể hiện sức mạnh và tiềm lực của Eximbank nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.


Sống thế nào nếu có ngày ’ngày tận thế’?

Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ nêu ra trên trang mạng xã hội Facebook, diễn đàn online, hay trong câu chuyện ở mọi lúc, mọi nơi.
Tin đồn đoán theo lịch người Maya 21-12 là ngày tận thế (Ảnh: Internet).
Tin đồn đoán theo lịch người Maya 21-12 là ngày tận thế (Ảnh: Internet).

“Bán tín bán nghi”, nhiều hiện tượng, sự việc trong cuộc sống bỗng dưng được gắn mác “Ngày tận thế”. Trước những câu hỏi giả định: “Nếu ngày 21-12 là tận thế, bạn sẽ…”; “Làm gì trong ngày tận thế?”, “Bạn tiếc nhất điều gì nếu có ngày tận thế?”.... có không ít bạn trẻ “nổi loạn” như muốn cướp ngân hàng, đánh giết, gọi điện phá 911… trong ngày tận thế.
Một số người đã “chế” hình ảnh website của một số trường đại học đăng dẫn thông tin về “Ngày tận thế” làm ảnh hưởng tới Nhà trường, sinh viên như: trường ĐH Ngoại thương Hà Nội thông báo dời lịch thi vì ngày tận thế; trường ĐH kien truc Đà Nẵng, ĐH Công nghiệp TP.HCM, Học viện Ngân hàng ... thông báo SV được nghỉ vào Ngày tận thế 21-12;…
Thậm chí, tin đồn đoán này trở thành cớ cho nhiều người sống tận hưởng, buông thả như tụ tập nhậu nhẹt, tiêu sài hoang phí… Nhưng những ý tưởng “nổi loạn” này không được cư dân mạng ủng hộ.
Phần lớn các bạn trẻ đều không tin vào tin đồn đoán này. Trước những giả thuyết về ngày tận thế, nhiều bạn trẻ có tư tưởng tích cực hơn. Chẳng hạn, thổ lộ tình cảm với người thầm mong trộm nhớ; làm những điều yêu thương với người thân, sẽ về bên gia đình…
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ có chung suy nghĩ hãy làm những điều đẹp và có ích ngay từ hôm nay, ngay cả khi không có ngày tận thế. Chia sẻ trên Facebook Trang Nguyen viết: “Hãy sống sao cho có ý nghĩa, làm việc và yêu thương những người xung quanh như thể ngày mai mình không còn sống nữa, các bạn nhé!”.
Nhiều “like” cũng được các thành viên dành cho thông điệp: “Cuộc sống mỏng manh lắm nên người ta chẳng biết đâu là kết thúc của nó cả. Xin hãy yêu thương khi còn có thể; hãy sống cho ra sống và thành thật với con tim; hãy yêu đừng lo lắng toan tính; đừng im lặng mà hãy nói lời yêu. Xin hãy sống hết mình như thể mai là ngày tận thế”.
Lãng mạn hơn, thành viên Bui Minh Hung còn truyền thông điệp này bằng thơ. …Nếu ngày mai là ngày tận thế/ Tôi tự hào được sống hôm nay/Một ngày con người sống "Người" nhất/Nhưng sao phải đợi đến lúc này?/ Có cần một ngày tận thế/ Ta với người tỉnh u mê?...
(Theo TPO)


Quy hoạch quy mô khu phố cổ Hà Nội chỉ còn 82 ha

Chiều 20/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì phiên họp tập thể UBND TP về việc xem xét dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội.

Tại cuộc họp, ý kiến của ông Dương Đức Tuấn – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc cho biết: Khu phố cổ Hà Nội đang phải đối mặt với 4 thách thức lớn: điều kiện nhà ở thấp kém, cơ sở hạ tầng xuống cấp, cảnh quan đô thị không hấp dẫn, nổi cộm nhiều vấn đề giao thông. Hệ lụy kéo theo là các công trình có giá trị mất dần; các công trình tôn giáo văn hóa bị xuống cấp và xâm phạm; thiết kế đô thị không được quan tâm; cảnh quan lộn xộn, mất mỹ quan; thiếu cây xanh, điểm đỗ xe… Ngoài ra, các phố nghề truyền thống của Hà Nội đang có nguy cơ bị mai một, gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, việc xây dựng quy chế nhằm cụ thể hóa công tác quản lý quy hoạch kien truc Khu phố cổ Hà Nội theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Từ quy chế này cũng làm căn cứ để chính quyền các cấp, các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác quản lý, kiểm soát kiến trúc – quy hoạch, cấp phép xây dựng, đầu tư cải tạo, chỉnh trang; là cơ sở nghiên cứu hoàn chỉnh Quy hoạch phân khu khu phố cổ để các tổ chức, cá nhân liên quan đề xuất các phương án xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang, sửa chữa công trình và các không gian kiến trúc trong phạm vi khu phố cổ. Tiếp theo đó, quy chế là hành lang pháp lý để bảo tồn tôn tạo và phát huy các giá trị đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của khu phố cổ Hà Nội – di sản văn hóa lịch sử quốc gia.

Đáng chú ý, so với các quy định quản lý trước đây, dự thảo quy chế được xây dựng lần này có nhiểu điểm mới. Một là, quy mô khu phố cổ hiện nay được xác định rộng 82 ha chứ không phải 100 ha như quy hoạch trước đây phê duyệt.

Hai là, trong điều lệ quản lý trước đây chỉ quy định bảo tồn các di tích hay công trình kiến trúc nhà ở có giá trị nhưng trong quy chế lần này còn đề xuất các quy định để bảo tồn các không gian đặc trưng, giá trị của khu phố cổ như không gian mở, ô phố đặc thù với loại hình kiến trúc giá trị chiếm đa số… và đặc biệt tập trung vào việc nghiên cứu bảo tồn, phục dựng hình ảnh các tuyến phố chính.

Ba là, quy chế phân định 2 vùng không gian phát triển phù hợp với mục tiêu mức độ bảo tồn và kiểm soát chức năng, hình thái không gian kiến trúc. Vùng 1 (quy mô 23,2ha gồm 29 tuyến phố và 17 ô phố) sẽ bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị khu phố cổ. Vùng 2 (quy mô 58,8ha gồm 57 tuyến phố, 66 ô phố) sẽ bảo tồn chỉnh trang, kiểm soát phát triển.

Thứ tư, quy chế đề cập đến việc kiểm soát không gian liền kề; xác định vùng hỗ trợ chức năng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Trong khu vực khu phố cổ 82 ha, tuyến phố Trần Quang Khải được nghiên cứu trong tổng thể thiết kế đô thị toàn tuyến từ Trần Khát Chân đến Yên Phụ, nhằm tạo dựng và kết nối hài hòa với không gian quy hoạch hai bên sông Hồng…. Khu vực hỗ trợ chức năng hạ tầng, bên ngoài khu phố cổ gồm 2 phường ngoài đê (Phúc Xá, Chương Dương - phía đông), công viên Vạn Xuân - phía bắc và phố Lý Nam Đế - phía Tây khu phố cổ nhằm xác định quỹ đất hỗ trợ các chức năng còn thiếu, yếu trong khu phố cổ như trường học, bến bãi đỗ xe, cây xanh…

Thứ năm, quy chế xác định việc bảo tồn và phục dựng các loại hình kiến trúc đặc trưng, giá trị (điều lệ trước đây chỉ quản lý công trình xây dựng 3 tầng lớp ngoài, lớp trong là 4 tầng, mái nhà dốc…).

Tại cuộc họp, ngoài việc đề xuất UBND TP xem xét phê duyệt dự thảo quy chế trên, Sở Quy hoạch Kiến trúc còn đề xuất UBND TP sớm phê duyệt dự án “Khảo sát, điều tra, đánh giá công trình kiến trúc có giá trị phục vụ bảo tồn và phát huy giá trị Khu phố cổ Hà Nội” do UBND quận Hoàn Kiếm triển khai để góp phần kiện toàn hệ thống công cụ quản lý quy hoạch – kiến trúc khu phố cổ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội khu phố cổ.

Góp ý vào việc xây dựng quy chế, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi nhấn mạnh: Trong quy chế cần cụ thể hóa hơn những vấn đề liên quan đến giãn dân phố cổ.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Khanh đánh giá quy chế đã làm rõ được các hình thái kiến trúc. Tuy nhiên về vấn đề bảo tồn không chỉ có nhà ở mà còn có cả vấn đề văn hóa, tập tục. Về vấn đề dân cư, hiện nay, tại khu phố cổ có khoảng 850 người/ha, theo Đề án giãn dân phố cổ phải giảm xuống 500 người/ha; nhưng trong dự thảo quy chế lại kiến nghị đẩy tầng cao xây dựng công trình lên ở lớp 2 sẽ có nguy cơ gia tăng thêm người gây mâu thuẫn. Về hạ tầng ở khu phố cổ không đơn giản như khu phố cũ; nên đưa thêm cơ cấu để phát triển phố cổ.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đánh giá việc xây dựng quy chế là cần thiết. Mục đích xây dựng quy chế để làm cơ sở phân bổ dân cư, sử dụng đất đai, định hướng tổ chức không gian, kiến trúc. Trong quy chế phải xác định rõ thêm phạm vi khu phố cổ, khu liền kề, phụ cận, khu phố cũ…; quy định quản lý đất đai, kiến trúc, hạ tầng (có được đi chìm, đi nổi, có được cải tạo hay không?). Kinh nghiệm từ việc trước đây Hà Nội đã vấp phải là đang lát dở đá xanh quanh hồ Hoàn Kiếm phải dừng lại….

Theo Chủ tịch, trong thời gian tới Hà Nội phải giãn dân phố cổ, tăng hạ tầng xã hội (xây thêm trường học…). Quy chế phải xác định không gian nào, khu vực nào được phục chế; đưa ra mạng lưới hạ tầng điện, nước, giao thông, hệ thống biển báo quảng cáo; đưa ra danh mục tuyến phố cần bảo tồn, tôn tạo; xác định mô hình kiến trúc đặc trưng Việt Nam; mô hình kiến trúc thuộc thẩm quyền quản lý của TP…

Cuối cùng, Chủ tịch yêu cầu các đơn vị chức năng cần hoàn thiện lại việc xây dựng quy chế, đồng thời với việc hoàn thiện quy hoạch phân khu (Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đang triển khai), lựa chọn một số tuyến đường hoặc khu vực để làm quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc thiết kế đô thị.


Quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cổ


KTĐT - Chiều 20/12, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo chủ trì phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội cho ý kiến vào dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch kien truc khu phố cổ (KPC) Hà Nội.
Mục tiêu xây dựng Quy chế nhằm cung cấp căn cứ để chính quyền các cấp, các đơn vị, cơ quan thực hiện công tác quản lý, kiểm soát kiến trúc - quy hoạch, cấp phép xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới công trình; giải pháp để thực hiện giãn dân phố cổ; làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị các không gian, khu vực, tuyến đường đặc thù trong phạm vi KPC.

Theo dự thảo, KPC được chia thành 3 vùng: Vùng bảo tồn, tôn tạo có diện tích khoảng 23ha, bao gồm 29 tuyến phố, 17 ô phố. Tại đây sẽ bảo tồn, khai thác, nhân rộng các công trình kiến trúc đặc trưng, cho phép các chức năng thương mại, dịch vụ, hạn chế chức năng ở và các nghề ảnh hưởng môi trường.

Khu vực phát triển có diện tích gần 59ha, bao gồm 57 tuyến phố, 66 ô phố, tại đây cho phép chức năng các khách sạn quy mô nhỏ, dịch vụ thương mại, ẩm thực, hạn chế chức năng ở và các ngành kinh doanh ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
Phố Hàng Đào

Quy chế cũng xác định khu vực liền kề cần kiểm soát không gian (hết thửa đất ngoài mặt phố các tuyến đường bao quanh các phố Hàng Thùng - Cầu Gỗ - Hàng Bông - Hàng Gai - Phùng Hưng - Hàng Đậu, tổng diện tích 7,19ha). Tại đây sẽ kiểm soát không gian kiến trúc chuyển tiếp, tăng cường bổ sung, hỗ trợ các chức năng cho KPC như: Đầu mối giao thông, giao thông tĩnh, không gian ngầm, thương mại, khách sạn quy mô lớn. Khu vực hỗ trợ chức năng hạ tầng đô thị bao gồm 2 phường Phúc Tân, Chương Dương.

Một trong 4 điểm mới trong Quy chế này, là tính việc giảm dân số KPC xuống dưới 50 nghìn người, mật độ xây dựng trong từng ô phố không quá 70%; và các quy định hoạt động thương mại, dịch vụ…

Sau khi nghe ý kiến góp ý, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, việc bảo tồn phát huy các gía trị khu phố cổ là rất cần thiết và cho rằng, đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, cần phải tính tới các yếu tố liên quan…
Chủ tịch đề nghị, ban soạn thảo cần làm rõ một số nội dung, như dự báo phân bổ dân cư, định hướng không gian thiết kế kiến trúc, mạng lưới hạ tầng, đường xá, đất đai, dân số, hạ tầng…; xác định rõ phạm vi, đối tượng trong quy chế. Đặc biệt là giải pháp quản lý, phù hợp với các quy định của luật về quản lý đất đai, xây dựng, dân cư, kiến trúc, hạ tầng, việc cải tạo, xây dựng...
Ngoài ra, quy chế cần đưa ra giải pháp, dãn dân; quy hoạch đất dành một số không gian chung để mở rộng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…; xác định, những vùng, khu vực, tuyến phố phải bảo tồn, tôn tạo; không gian, công trình nào phải bảo tồn và phục chế, mật độ, chiều cao xây dựng; mô hình của kiến trúc để bảo tồn, tôn tạo thế nào, có đưa yếu tố hiện đại vào không... cần làm rõ; việc cải tạo nâng cấp mạng lưới hạ tầng điện, nước, giao thông, hệ thống quảng cáo… cũng phải quy định. 

Trên tinh thần đó, Chủ tịch yêu cầu các ngành chức năng liên quan, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phân khu theo định hướng quy chế, tiến hành thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết một số tuyến trọng điểm để thành phố xem xét.

10 điều ly kỳ về nền văn minh Maya

Văn minh Maya không chỉ nổi bật bởi hệ thống chữ viết cổ phát triển hoàn thiện, mà còn có nền nghệ thuật, kien trucvà hệ thống thiên văn, toán học đáng kinh ngạc. Dù các nhà khảo cổ học luôn cố gắng khám phá, nhưng đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của nhân loại.
Người Maya có nguồn gốc từ vùng Mesoamerica, tức Trung Mỹ ngày nay. Khu vực này nằm giữa Mexico và Nam Mỹ, là quê hương của nhiều nền văn hóa, trong đó có Aztec, Olmec, Teotihuacan và Toltec. Người Maya sinh sống trên khu vực mà ngày nay là Guatemala, Belize, Honduras, El Salvador và miền nam Mexico.
Dưới đây là những sự thật thú vị về nền văn minh Maya.
10. Người Maya ngày nay
Dù nền văn minh này đã suy tàn, nhưng hiện nay còn khoảng 7 triệu người Maya đang sinh sống trên trên khu vực bản địa của ông cha và gìn giữ được nhiều di sản của văn hóa cổ. Nhiều người trong số họ khá hòa nhập với văn hóa hiện đại của các nước mà họ đang cư trú, nhưng không ít người tiếp tục duy trì bản sắc văn hóa riêng, cũng như dùng ngôn ngữ riêng là ngôn ngữ chính. Dân số đông nhất của Maya đương thời đang cư trú trên một số bang của Mexico gồm Yucatán, Campeche, Quintana Roo, Tabasco, và Chiapas, cùng với các quốc gia Trung Mỹ gồm Belize, Guatemala và miền tây của Honduras và El Salvador. Ngôn ngữ ngày nay sử dụng nhiều từ có nguồn gốc từ tiếng của người Maya, như “shark” (cá mập), “cocoa” (ca cao).
 - 1
9. Làm lác mắt trẻ em
Người Maya luôn mong muốn tạo cho trẻ em những đặc điểm khác thường, phi tự nhiên. Ví dụ, người Maya dùng những tấm ván để ép vào đầu em bé khi còn rất nhỏ để làm phẳng trán. Phong tục này rất phổ biến trong giới thượng lưu Maya. Một tục lệ khác kỳ lạ khác là họ để các vật đung đưa trước mắt trẻ mới sinh để khiến hai con ngươi của trẻ tụ vào một điểm (mắt lác) vĩnh viễn. Trẻ em Maya thường được đặt tên theo ngày mà chúng được sinh ra. Mỗi ngày trong năm đều có tên riêng dành cho bé trai và bé gái.
 - 2
8. Bác sĩ giỏi
Phương pháp chữa bệnh của người Maya là sự kết hợp phức tạp giữa tư tưởng, cơ thể, tôn giáo, nghi thức và khoa học. Điều quan trọng nhất là chỉ số ít bác sĩ được đào tạo tốt mới hành nghề chữa bệnh. Những pháp sư này kết hợp cả thế giới tâm linh và tự nhiên. Họ có nhiều phương pháp chữa bệnh tiến bộ, như khâu vết thương bằng tóc người, bó xương, lắp răng giả làm từ ngọc bích và hàn răng bằng pirit sắt.
 - 3
7. Đến giờ vẫn hiến tế máu
Người Maya hiến tế máu vì mục đích tôn giáo và y học, nhưng ít ai biết rằng tục lệ này vẫn được duy trì tới tận ngày nay. Tuy nhiên, người Maya hiện đại không còn hiến tế máu người, mà lấy tiết gà để thay thế. Ngoài tục hiến tế máu, người Maya còn lưu truyền nhiều tục lệ khác như cầu nguyện, đốt nhang copan, nhảy múa, tiệc tùng, và uống rượu trong nghi lễ truyền thống.
 - 4
6. Thuốc giảm đau
Người Maya thường xuyên dùng các loại thuốc gây ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo, nhưng họ cũng sử dụng hàng ngày để giảm đau. Xương rồng, bìm bìm, một số loài nấm, thuốc lá, và một số loài để tạo ra chất cồn... được dùng để chiết xuất thuốc giảm đau. Ngoài ra, đồ gốm sứ và hình trạm chổ cho thấy người Maya sử dụng phương pháp bơm thụt để nạo thai nhanh.
 - 5
5. Sân bóng
Chơi bóng là môn thể thao được những người tiền Colombus ưa thích. Trò chơi này có nhiều phiên bản khác nhau, và một phiên bản của trò ulama vẫn tồn tại ở vài nơi trong khu vực cho đến ngày nay. Sân thể thao là không gian công cộng được sử dụng trong nhiều sự kiện văn hóa của giới quý tộc và các hoạt động tôn giáo, như biểu diễn âm nhạc, lễ hội, thể thao. Một số đầu lâu được tìm thấy gần khu vực sân này, nên có người suy đoán người Maya dùng đầu lâu và xương sọ làm bóng.
 - 6
4. Phòng tắm hơi
Một trong những nghi lễ rửa tội quan trọng đối với người Maya cổ là tắm hơi cho đổ mồ hôi. Gần giống như phương pháp tắm hơi ngày nay, phòng tắm hơi của người Maya được xây từ nhiều tảng đá, và trần nhà tắm chỉ có một lỗ nhỏ. Nước được đổ xuống những tảng đá nóng trong phòng để tạo nên hơi nước, khiến cơ thể toát mồ hôi nhằm thanh lọc. Người Maya thích phương pháp tắm này vì họ cảm thấy sảng khoái hơn và sạch sẽ hơn.
 - 7
3. Bang cuối cùng của người Maya tồn tại tới tận thế kỷ 17
Thành phố đảo Tayasal là vương quốc Maya độc lập cho tới tận năm 1697. Một vài giáo sĩ Tây Ban Nha vẫn đến thăm nơi này và giảng đạo cho vị vua Itza cuối cùng. Vương quốc Itza rơi vào ách thống trị của Tây Ban Nha từ tháng 3/1697.
 - 8
2. Nhiều bí ẩn chưa có lời giải
Không chuyên gia nào thực sự chắc chắn về nguyên nhân sụy đổ của nền văn minh Maya.
Nền văn minh Maya suy thoái rong thế kỷ thứ 8 và 9. Dân số quá tải, nước ngoài xâm lược, nông dân nổi dậy, sự sụp đổ của những con đường thương mại chủ chốt, đại hạn hán… đều là những điều có thể khiến nền văn minh vĩ đại suy tàn.
 - 9
1. Lịch Maya - một thành tựu văn minh tuyệt vời
Người Maya rất chú trọng đến việc ghi chép lại lịch sử của con người. Tuy không phải những người đầu tiên nghĩ ra lịch, nhưng họ cũng tự tạo ra 4 hệ thống lịch riêng cho những giai đoạn riêng. Tùy vào nhu cầu, người Maya sử dụng vài loại lịch khác nhau hoặc kết hợp hai loại lịch để ghi chép một sự kiện. Người Maya sử dụng hệ lịch Tzolk'in, Haab, hệ lịch tròn và hệ lịch Long Count (Đếm dài).
Cùng phát triển với các nền văn minh Trung Mỹ khác, người Maya sử dụng hệ đếm nhị thập phân (vigesimal) và hệ ngũ phân. Hệ ngũ phân trên cơ sở so sánh với số ngón tay của một bàn tay, còn nhị thập phân là toàn bộ số ngón tay và ngón chân. Trong tiếng Quiche, từ chỉ số 20 là huvinak, có nghĩa là "toàn thân".
Ngoài ra, người Maya đã phát triển khái niệm "số 0" vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm. Văn bản cổ cho thấy, những người Maya, có nhu cầu công việc cộng vào hàng trăm triệu và số ngày lớn đòi hỏi phải có phương cách chính xác để thực hiện chúng. Kết quả tính toán về thiên văn học theo một không gian và thời gian dài là cực kỳ chính xác; bản đồ về sự vận động của Mặt Trăng và các hành tinh có độ chính xác ngang bằng hoặc vượt xa các văn minh khác quan sát vũ trụ bằng mắt thường.
Theo lịch của người Maya, độ dài của một năm gồm 365 ngày, thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời. Cách tính này chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó (lịch Gregory).
 - 10
Lịch Long Count dựa trên cơ sở năm Mặt Trời với 365 ngày. Một năm Mặt Trời được chia thành 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày (dùng hệ đếm cơ số 20), năm ngày dư lại được đưa vào cuối năm. Các ngày trong tháng được ghi bằng số thứ tự từ 0 đến 19 trước tên tháng (0 đến 4 cho tháng thiếu, cuối năm có 5 ngày).
Theo lịch này, các năm nối tiếp nhau không ngừng, không có năm nhuận. Như vậy kết quả là lịch sẽ bị sai lệch lùi về một ngày trong vòng 4 năm. So với lịch Gregory hiện đại, thì khoảng 3.257 năm lại có sai số gần 1 ngày.
Một chu kỳ lịch Long Count của người Maya kéo dài 5.125,36 năm – gọi là một Đại chu kỳ.
Khi khớp với lịch Gregory hiện đại thì lịch Maya kết thúc vào ngày 21/12/2012. Theo lịch và cách viết của người Maya thì ngày 21/12/2012 được viết là 13.0.0.0.0, báo hiệu sự chấm dứt của Đại chu kỳ.
Tuy nhiên, các học giả và người địa phương cho rằng mốc này không liên quan gì đến ngày tận thế, mà chỉ giống như đêm giao thừa của một năm. Không có văn bản hay tài liệu nào của người Maya dự doán ngày tận cùng của thế giới khi Đại chu kỳ kết thúc.


Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Màu Sắc trong tranh kính

Ví dụ như với vách kính ngăn thông thường sẽ giới hạn không gian của bạn nhưng với một vách Tranh kính màu, khả năng xuyên sáng cho phép mở rộng cùng với yếu tố mỹ thuật sẽ tạo nên không gian mới lạ, thân thiện, hài hòa. Hay trần nhà thường là trung tâm của một căn phòng. Một chiếc trần kính được điêu khắc, được trang trí tranh kính nghệ thuật, sẽ là một điểm nhấn cùng với hiệu ứng của ánh sáng tạo nên một không gian lung linh huyền ảo.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Ông chủ thương hiệu kính Coba - Thăng trầm “nghiệp” kính

Khởi nghiệp bằng việc chế tác và kinh doanh đá mài kính từ 20 năm trước, đến nay ông Phạm Hồng Vinh được coi là một trong những nghệ nhân làm tranh khắc kính điêu luyện và... giàu có trong giới làm nghề ở Hà Nội. Bằng tài năng và tâm huyết, ông Vinh đã tạo dựng được thương hiệu Tranh kính nghệ thuật Coba của người Việt. Dưới bàn tay khéo léo của ông, những tấm kính trong suốt như được thổi hồn, kết hợp các mảng khối, màu sắc, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật độc đáo.


Ông Phạm Hồng Vinh bên những tác phẩm tranh kính độc đáo

Long đong dựng nghiệp
Tôi gặp ông Vinh tại một cuộc hội thảo tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước. Gian trưng bày tranh kính của ông Vinh khi đó nằm ở một góc khuất, nhưng lại thu hút khách tới tham quan đông nhất. Xuýt xoa trước vẻ đẹp của tranh kính và nhìn thấy rõ tính ứng dụng của tranh kính trong trang trí nội thất, nhiều người đã xin địa chỉ công ty, xin điện thoại của ông Vinh để đặt hàng.

Trông trẻ hơn so với tuổi 52 của mình, ít ai biết rằng để tạo dựng được thương hiệu kính nghệ thuật Coba, ông chủ Phạm Hồng Vinh đã có cả một quá trình khởi nghiệp vô cùng gian nan, đã có lúc tưởng chừng như không đủ sức và lực để đeo đuổi ước mơ... Bên ấm trà xuân, ông không ngại ngần chia sẻ về những quãng thăng trầm của cuộc đời mình. Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng (ĐH Kinh tế Quốc dân), khi ra trường ông Vinh về làm trọng tài kinh tế của tỉnh Hà Sơn Bình (cũ). Sau 5 năm công tác, thấy công việc không phù hợp với sở trường của mình, ông xin ra khỏi biên chế Nhà nước về mở xưởng sản xuất lò gốm, sau nâng cấp thành hợp tác xã sản xuất gốm, rồi hùn vốn với bạn bè thành lập công ty sản xuất gốm sứ Hoàng Hải, phát triển theo hướng in đề can trên gốm sứ. Đó là thời điểm những năm 1988- 1989, khi ấy hàng gốm sứ mỹ nghệ, chủ yếu là tranh gốm của công ty sản xuất không đủ để bán. Lúc làm ăn "trúng” lớn ông còn nhận được những hợp đồng sản xuất trụ điện sứ 35KV với trị giá lên tới hàng triệu đồng. Thời hoàng kim ấy, khi mà kinh tế thị trường mới manh nha nhen nhóm, khi mà cuộc sống của đại bộ phận người dân còn kham khổ, ông đã có trong tay số vốn lên tới 80 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, cùng thời gian này, ông Vinh nhận thấy thị trường trong nước đang khan hiếm thiết bị mài kính. Ông đã mày mò nghiên cứu và sản xuất thành công đá mài kính - một thiết bị mài kính "made in Việt Nam” đầu tiên. Thị trường mới mẻ, lại được phát huy đúng sở trường là nghiên cứu, mày mò sáng tạo nên ông đã dành nhiều thời gian hơn cho sản phẩm này. Ông chuyển hẳn sang mở xưởng chế tác đá mài kính, nghiên cứu ra qui trình làm kính trong, kính mờ, kính màu , điêu khắc trên kính bằng súng phun cát... Những sản phẩm kính xây dựng này chất lượng tốt, giá cả hợp lý nên chẳng mấy chốc cơ sở sản xuất kính của ông đã trở thành đầu mối cung cấp hàng cho các đại lý ở khu vực Hà Nội, rồi các tỉnh, thành phía Bắc, phía Nam. Ông vẫn còn nhớ, cả phố bán vật liệu xây dựng Cát Linh, Nguyễn Trãi, Trường Chinh... khi ấy đều lấy hàng từ xưởng sản xuất của gia đình ông. Tên tuổi Vinh " kính” lúc ấy cũng nổi như cồn... Nhưng thương trường chẳng ai học được chữ "ngờ”, năm 1996, khi mặt hàng kính mờ, kính màu Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá thành rẻ hơn hẳn so với hàng trong nước (1m2 kính mờ của ông Vinh sản xuất giá 62.000 đồng, 1m2 kính mờ Trung Quốc chỉ có giá 45.000 đồng), người tiêu dùng bắt đầu quay lưng với hàng nội. Không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc giá rẻ, cơ sở sản xuất kính của gia đình ông Vinh đã buộc phá sản. Năm 1996, tồn đọng 2 kho kính nguyên liệu lớn, ông ôm số nợ lên tới gần 4 tỷ đồng đã có lúc ông tính tới nước ly hương để trốn nợ. Song nghĩ tới cha mẹ, vợ con... ông bỏ đi không đành.

Trong cái khó, ló cái khôn ông lại mày mò nghiên cứu sản xuất thiết bị gương chống mốc dùng cho nhà vệ sinh, bảng viết kính chống bụi cung cấp cho các trường ĐH... "công nợ trả dần, cháo húp vòng quanh” kinh nghiệm của người đời, với ông Vinh thực sự là thấm thía. Không ai tin là ông lại có thể bình tĩnh để trả hết món nợ khổng lồ ấy. Cho tới năm 2003, từ việc cung cấp mối hàng, ông nhận thấy nhu cầu trang trí bằng tranh kính nghệ thuật cho các công trình xây dựng dần nhen nhóm, nhất là đối với bộ phận những gia đình khá giả. Vậy là lại ngoặt sang một hướng làm ăn mới- điêu khắc tranh trên kính.

Sau thành công của những bức điêu khắc không màu cỡ nhỏ, ông sản xuất tranh kính khổ lớn 1,5 m2 x 2 m2. Bức tranh điêu khắc màu trên kính đầu tiên khổ 50cm x70 cm được ông thử nghiệm bằng sơn màu... móng tay. Vì theo ông, khi đó nguyên liệu màu dùng cho sản xuất tranh kính ở Việt Nam còn khan hiếm. Sau 6 năm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo, bức tranh kính điêu khắc màu đầu tiên trên khổ 1m2 đã được ra đời. Ông Vinh tâm sự: Tôi hạnh phúc tới trào nước mắt khi nhìn thấy sản phẩm do chính mình làm ra. Cũng từ lúc đó, ông biết mình đã không hoài công khi theo đuổi tới cùng đam mê sáng tạo trên kính.



Một bức tranh nghệ thuật kính Coba khổ lớn

Không ngừng sáng tạo trên kính
Được tôn vinh là nghệ nhân, ông Phạm Hồng Vinh giờ đây đang là Giám đốc của Công ty cổ phần kính nghệ thuật Coba. Phòng trưng bày sản phẩm đặt tại thị xã Hà Đông (Hà Nội), còn xưởng sản xuất đặt tại thị xã Sơn Tây. Chỉ cho tôi xem những bức tranh và những sản phẩm kính màu nghệ thuật, ông Vinh hào hứng cho biết: nghệ thuật tranh kính ra đời từ rất sớm và rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Âu. Đó là loại tranh ghép bằng những mảnh kính màu lại với nhau. Tại Việt Nam, tranh kính ghép từ châu Âu được du nhập từ hàng chục năm nay, chủ yếu ở các nhà thờ. Ông đã không đi theo hướng đó, mà nhằm tới những ứng dụng của kính trong các công trình dân dụng. Đến giờ ông vẫn không ngừng mày mò, sáng chế tranh kính điêu khắc.

Ở phòng trưng bày tranh kính, người xem sẽ được thấy nhiều tác phẩm khổ lớn như "Long cuốn thủy”- thể hiện hình dáng con rồng thời Lý, với năm móng làm điểm nhấn chủ đạo. Hay để cho ra đời tác phẩm "Hát Xẩm”, ông Vinh đã mất rất nhiều thời gian tìm hiểu về nghệ thuật hát Xẩm, từ cách hát đến trang phục, nhạc cụ, không gian trình diễn Xẩm...

Có tận mắt thấy những tấm tranh kính nghệ thuật cỡ lớn, mới thực sự khâm phục tài năng và tâm huyết của ông Vinh. Tranh kính được tạo ra trên đủ các chất liệu, từ kính mỏng tới kính dày. Những bức tranh kính và những sản phẩm nghệ thuật từ kính của ông ( bàn, ghế, vách ngăn, trần kính, cửa sổ...) có khả năng chịu lực và độ an toàn cao, cũng như tính nổi trội khi áp dụng vào các công trình xây dựng.

Giá thành các sản phẩm của ông cũng rất hợp lý, dao động từ 1, 2 triệu đến 3, 4 triệu đồng/ m2 cho từng độ dầy kính và cấp độ điêu khắc nghệ thuật. Sản phẩm độc đáo, giá thành vừa phải bởi từ máy móc, trang thiết bị cho tới nguyên liệu kính đều là hàng Việt Nam, hoặc liên doanh sản xuất tại Việt Nam. Trong đó máy mài kính, thiết bị điêu khắc kính, phun màu kính do ông và các cộng sự tự sản xuất. Duy chỉ có sản phẩm tạo màu điêu khắc kính được nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Ông Vinh cũng cho biết, hiện nay xu hướng xây dựng dân dụng phát triển mạnh, các công trình sử dụng kính nghệ thuật điêu khắc không chỉ là những bức tranh nhỏ treo tường, vách kính, trần nha, mà có rất nhiều công trình sử dụng tranh kính khổ lớn tìm đến công ty ông. Trong đó phải kể đến đơn đặt hàng của Rạp Kim Đồng, chùa Bái Đính, Khách sạn Hoàng Gia (Bắc Ninh), Khách sạn Con Rồng (Tây Hồ, Hà Nội)...

Sau nhiều lần được vinh danh ở Hội chợ làng nghề, các triển lãm về vật liệu xây dựng, thương hiệu kính Coba của nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. Không có khái niệm mùa vụ, công ty của ông quanh năm bận rộn với những hợp đồng kinh tế. Lúc cao điểm nhà riêng cũng trở thành địa điểm giao dịch đặt hàng. Hay tin có phòng trưng bày tranh kính nghệ thuật tại Hà Đông, khách du lịch nước ngoài khi đến tham quan làng lụa Vạn Phúc cũng đều ghé qua tham quan và mua các sản phẩm lưu niệm được chế tác từ kính.

Sau triển lãm tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước vừa qua, đã có những Việt kiều ngỏ ý muốn mời ông Vinh tham gia thiết kế nội thất cho các công trình khách sạn mà họ sẽ đầu tư về Việt Nam. Không bằng lòng với chính mình, nghệ nhân- doanh nhân Phạm Hồng Vinh vẫn ngày đêm say mê nghiên cứu nghệ thuật tranh khắc trên kính. Hiện tại ông đang cho cải tiến tranh kính 1D sang tranh kính 3D để đáp ứng nhu cầu chơi và hưởng thụ tranh kính của người tiêu dùng.
Tranh kinh ( Theo Báo mới)